Giảm Tỷ Lệ Thoát Trang Hiệu Quả Với 6 Cách Được Chuyên Gia Khuyến Nghị 

Tỷ lệ thoát trang là một trong những yếu tố phản ánh rất rõ khả năng hoạt động website của bạn có đạt hiệu quả hay không. Có rất nhiều lý do để dẫn đến người dùng không thích thú với website của bạn. Để tìm hiểu rõ các nguyên nhân và cách khắc phục, cùng Halo Media tham khảo bài viết chi tiết dưới đây nhé.

bounce rate

Tỷ lệ thoát trang (bounce rate) là gì?

Tỷ lệ thoát trang (Bounce Rate) là chỉ số mà người dùng truy cập đến website của bạn nhưng thoát ra ngay lập tức chứ không tiếp tục xem các trang khác trên website. 

Tỷ lệ thoát trang càng cao có thể phản ánh được chất lượng của website bạn chưa đủ tốt, hữu ích hoặc bắt mắt để giữ chân khách hàng. Cần có sự can thiệp kịp thời để cải thiện tỷ lệ này. 

Công thức tính Bounce Rate:  Tổng số phiên chỉ xem 1 trang / Tổng toàn bộ số phiên được xem 

Xem tỷ lệ thoát trang ở đâu?

Từ Google Analytics, bạn truy cập đến mục Đối tượng > Tổng quan để biết Tỷ lệ thoát. Thực hiện giống như minh hoạ dưới đây

xem tỷ lệ thoát trang

Đánh giá tỷ lệ thoát trang

Tỷ lệ thoát trang càng cao thì mức độ thành công của website bạn càng thấp. Tỷ lệ thoát trang cao là bình thường khi đó là web đơn hoặc blog cung cấp nội dung mà các phiên trang đơn được mong đợi.

Nếu tỷ lệ thoát trang0% thì đồng nghĩa là mỗi khách hàng khi truy cập website của bạn, họ cũng sẽ truy cập đến các trang mục khác trước khi rời đi. Còn tỷ lệ thoát trang là 50% thì là 1 trong 2 đang rời khỏi. 100% thì đồng nghĩa với khách hàng chỉ truy cập 1 trang duy nhất và nhanh chóng rời đi. 

Tỷ lệ thoát trang phản ánh rõ nét tình hình kinh doanh của bạn trên nền tảng online. Có thể đến từ nhiều lý do như chất lượng nội dung, giao diện web lỗi thời, tính năng không đầy đủ hoặc cũng có thể đến từ sản phẩm của bạn chưa đáp ứng nhu cầu mua sắm của họ nên thông qua đó, bạn cần có kế hoạch để khắc phục tình trạng này. Dù tỷ lệ thoát trang chênh lệch chỉ 5%, bạn cũng có thể nhìn thấy doanh thu tăng giảm rất rõ ràng.

tham khảo tỷ lệ thoát trang

Tham khảo về tỷ lệ thoát trang

  • Tỷ lệ thoát rất tốt: Từ 0%-25%
  • Tỷ lệ thoát ‘tốt’: Từ 30-50%
  • Tỷ lệ thoát ‘khá tốt’: Từ 50-80%
  • Trên 80% là đáng báo động cho các nhà quản trị web.

Những yếu tố sẽ tác động đến tỷ lệ thoát trang (bounce rate)

Trước khi muốn giảm tỷ lệ thoát trang, chúng ta phải xác định rõ các yếu tố nào sẽ tác động đến nó để tìm cách cải thiện cho hiệu quả nhất. 

Xem tỷ lệ thoát cho mỗi trang

Để kiểm tra tỷ lệ thoát cho mỗi trang, vào mục hành vi => chọn tất cả các trang để xem. 

Một lưu ý nhỏ nhưng khá quan trọng là nên sử dụng Excel và ghi lại URL của mỗi trang với tỷ lệ thoát. Bằng cách này, bạn có thể tìm được cách để phân tích nguyên nhân và cải thiện chúng một cách tốt hơn. 

Xem tỷ lệ thoát trên mỗi nguồn truy cập

Trong Google Analytics, bạn cần di chuyển đến Chuyển đổi => chọn Tất cả lưu lượng truy cập => chọn Nguồn / Phương tiện.

Lý do cần xem xét tỷ lệ thoát trên mỗi nguồn truy cập là vì chúng giúp ta xác định được đâu là vấn đề mà bạn cần tập trung đầu tư để tiết kiệm thời gian và chi phí thực hiện. 

Kiểm tra tốc độ load trang

Tại Google Analytics, chuyển hướng đến Hành vi => chọn Tốc độ trang web => thời gian của trang

Việc kiểm tra tốc độ load trang sẽ giúp bạn phát hiện kịp thời và có sự can thiệp nâng cấp. Khách hàng ngày nay có rất nhiều sự lựa chọn, họ thường thiếu kiên nhẫn với các website có thời gian tải quá lâu. Chính vì thế nếu trang có tốc độ load chậm sẽ gây khó chịu thậm chí là ức chế, khách hàng sẽ nhanh chóng thoát trang để ghé đến website của đối thủ bạn. 

6 cách giảm tỷ lệ thoát trang hiệu quả 

Thay đổi từ thiết kế giao diện

thay đổi thiết kế giao diện

Không chỉ nội dung hữu ích, sản phẩm chất lượng mà ấn tượng đầu tiên của khách hàng khi ghé đến website của bạn chính là giao diện. Một giao diện tối ưu cần được tổ chức sắp xếp một cách khoa học, điều hướng thông minh khách hàng đến những mục mà họ quan tâm. 

Trường hợp giao diện website được bố trí không hợp lý sẽ gây ra không ít khó khăn cho người dùng do đó mà họ sẽ không muốn ở lại website của bạn. Một số thay đổi nhỏ trong thiết kế nhưng giữ chân khách hàng hiệu quả: 

  • Đảm bảo điều hướng rõ ràng, đơn giản và dễ sử dụng
  • Tổ chức và cấu trúc theo quy tắc các mục quan trọng giảm dần từ trái qua phải, từ trên xuống dưới
  • Xem định dạng của mỗi trang
  • Kêu gọi hành động trên mỗi trang (Call To Action – CTA)

Đa dạng hóa nội dung trang web

Một trong các yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến tỷ lệ thoát trang cao của khách hàng đó là nội dung của bạn không thực sự hấp dẫn và đa dạng. Để website trở nên thu hút và trực quan hơn, bạn hãy thử tham khảo các cách dưới đây nhé: 

Tập trung xây dựng nội dung mà khách hàng quan tâm: Bạn cần xác định rõ đối tượng mục tiêu của bạn là ai? họ đang tìm kiếm thông tin gì? họ tìm đến bạn để giải quyết vấn đề gì?… Từ đó, bạn có thể khai thác câu trả lời để đánh trúng tâm lý của người dùng. 

Nội dung dài nhưng không lan man: Một số nghiên cứu cho thấy rằng những bài viết có hơn 2.000 từ sẽ có cơ hội được công cụ tìm kiếm xếp hạng cao hơn vì thường hàm chứa đầy đủ ý. Và tất nhiên bài viết càng đầy đủ càng hữu ích thì khách hàng sẽ rất thích và ở lại trang lâu hơn. 

đa dạng hóa nội dung website

Tiêu đề rõ ràng và chủ đề có sức hút: Thông thường, khách hàng thường có xu hướng click vào các bài viết có tiêu đề hấp dẫn, gây cấn. Chính vì vậy mà một bài viết dù hay đến đâu, nhưng tiêu đề bị thiếu sự sáng tạo cũng khó giữ chân khách hàng ở lại lâu trong website. 

Sử dụng tiêu đề hấp dẫn, gợi cảm giác tò mò: Quan trọng nhất trong bài viết vẫn là bạn phải truyền tải được thông điệp của mình đến với người dùng. Một trong các cách đơn giản và hiệu quả là đặt tiêu đề trông thật hấp dẫn, ngắn gọn nhưng đầy đủ ý, đánh trúng tâm lý của người tìm kiếm. 

Cấu trúc nội dung tốt:

  • Nội dung cần được trình bày gãy gọn, tập trung vào ý chính để triển khai hợp lý
  • Để tránh sự nhàm chán cho các đoạn văn bạn, có thể thêm các bullet hoặc vẽ bảng, đánh số, sử dụng icon
  • Kích thước chữ và cách dòng phải hợp lý, dễ đọc
  • Sử dụng kiểu chữ dễ đọc và không bị lỗi font
  • Các từ khóa chính hoặc quan trọng nên được làm nổi bật bằng in nghiêng hoặc in đậm
  • Tránh đoạn văn bản dài liên tiếp, bạn có thể thêm hình ảnh, video chất lượng để tạo sự sinh động
  • Mỗi đoạn văn chỉ nên từ 2-5 câu, vừa gây cảm giác dễ chịu cho người đọc, vừa tốt cho quá trình SEO

Sử dụng các tiêu đề phụ (subheading): Tiêu đề phụ dùng để chia nhỏ nội dung bài viết, giúp người dùng tiếp cận thông tin dễ dàng, rành mạch hơn. Một số khác, khi truy cập vào một website, một bài viết, họ không đọc chi tiết mà chỉ lướt qua các subheading để nắm ý chính, do đó mà ngay cả các tiêu đề phụ cũng cần sử dụng từ cho dễ hiểu và ngắn gọn nhé. 

Thể hiện nội dung bằng nhiều hình thức khác nhau như: văn bản, hình ảnh, slide, video, đồ họa,… để khách hàng không cảm thấy nhàm chán trong tiếp cận thông tin.  

đa dạng hóa nội dung website

Có tính năng tìm kiếm nội dung trên website: đây là công cụ giúp khách hàng ở lại trang bạn lâu hơn vì họ thường có xu hướng tìm kiếm những bài viết hoặc sản phẩm tiếp theo nếu website của bạn thực sự hữu ích với họ.

Phân tách giữa văn bản và hình ảnh: một “khoảng trống” giữa các đoạn văn bản và hình ảnh sẽ làm cho hình thức trình bày của bạn trở nên “thoáng đãng” hơn, người dùng sẽ dễ đọc nội dung hơn. 

>>> Xem thêm: Bí Kíp Giữ Chân Khách Hàng Nhờ Tối Ưu Nội Dung Website

Kể một câu chuyện (Telling Story)

Telling Story cũng là một cách mà rất nhiều nhà quản trị web sử dụng nhằm tạo sự tò mò lẫn cải thiện lòng tin của khách hàng dành cho website. “Câu chuyện” ở đây có thể là lịch sử hình thành phát triển của công ty, tầm nhìn, sứ mệnh của doanh nghiệp hay các thông cáo báo chí, sự kiện nổi bật gần đây của mình. 

telling story

Ngoài việc khơi gợi sự tò mò và củng cố niềm tin nơi khách hàng thì việc kể một câu chuyện còn giúp bạn khẳng định được tính cách thương hiệu của doanh nghiệp, ghi dấu ấn trong lòng khách hàng khi họ ghé đến website. 

Thông qua các trang khác nhau bên trong website, bạn có thể để những câu chuyện có sự liên kết với nhau qua từng trang, từng sản phẩm. Điều này giúp khách hàng có trải nghiệm về câu chuyện đó mà không hề nhàm chán. Hoặc xem xét triển khai câu chuyện dưới danh mục Blog, nhằm thu hút mọi ánh nhìn của khách hàng tập trung lại một nơi và giống như thư viện, ở đó khách hàng có thể tự do tìm kiếm những bài viết mà họ có nhu cầu.

Loại bỏ các thông tin gây nhiễu và phiền phức

quảng cáo gây nhiễu trên website

Hãy đặt mình vào vị trí của người dùng, khi ghé đến website, chúng ta thường khó chịu bởi các thông tin nhiễu như quảng cáo từ sản phẩm, dịch vụ khác hoặc các video tự động phát. Tất cả những nội dung đó hầu như không có giá trị với tìm kiếm của người dùng nên hãy lược bỏ bớt nếu muốn khách hàng ở lại website của bạn lâu hơn.

Lời khuyên từ chuyên gia web

  • Sử dụng từ ngữ như: Tư vấn, hướng dẫn, kêu gọi hành động trên website.
  • Cho người dùng biết rằng họ nên làm gì tiếp theo, cho phép tải tài liệu miễn phí, có các bài viết chi tiết bổ sung.
  • Chất lượng về nội dung và tôn trọng dành cho người dùng sẽ là bí quyết hàng đầu chiếm được sự tin yêu của độc giả.

Lời kêu gọi hành động 

kêu gọi hành động

Mỗi website được thiết lập sẽ có mục đích khác nhau. Nếu sử dụng website để kinh doanh, mục đích cuối cùng mà bạn muốn khách hàng thực hiện đó là mua hàng của bạn thì đừng ngần ngại nói cho họ biết điều đó bằng các cách:

  • Tăng tương tác với người dùng: Khuyến khích khách hàng để lại bình luận, phản hồi, đánh giá trên website, rate sao cho các bài viết hoặc chia sẻ những bài viết hữu ích về trang cá nhân. 
  • Hướng khách hàng đi đến video, slide có nội dung hấp dẫn

Khi bạn tạo đủ ấn tượng tốt đẹp với khách hàng thì quyết định mua của họ sẽ được đưa ra nhanh chóng hơn. Lúc này đây, các nút kêu gọi đăng ký nhận tin, gọi hotline tư vấn hay mua hàng ngay sẽ phát huy công dụng rất lớn. Do đó đừng bỏ qua cách hữu dụng này để giữ chân khách hàng thành công nhé.

Ngoài ra, tỷ lệ thoát trang có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau sâu xa hơn mà cần đến sự can thiệp của nhà lập trình web có kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn. Để chắc chắn website của bạn được hoạt động hết công suất, đem lại hiệu quả kinh doanh tốt nhất, hãy liên hệ Halo Media – Công Ty Chuyên Thiết Kế Website & Digital Marketing để được tư vấn giải pháp nhiệt tình, miễn phí 24/7 nhé.

>>> Xem thêm: Từ A – Z: Backlink Là Gì? Vai Trò Và Cách Xây Dựng Backlink Chất Lượng Cao

5/5 - (2 bình chọn)
Theo dõi Halo Media trên Google News

Bài viết liên quan

12+ Plugin SEO WordPress tốt nhất cần phải biết 2023

Trong bài viết này, Halo Media sẽ giới thiệu đến bạn 12+ plugin SEO WordPress

Rank Math Vs Yoast SEO: So Sánh Plugin SEO Nào Tốt Nhất? 2023

Khi bạn sử dụng WordPress để thiết kế Website thì chắc chắn bạn sẽ biết

External Link Là Gì? 3 Cách Sử Dụng Để Tăng Trưởng Ranking Nhanh Nhất

Ở bài viết trước, Halo đã đem đến cho bạn những kiến thức về Internal

Internal Link Là Gì? Cẩm Nang Xây Dựng Link Nội Hiệu Quả

Internal Link hay còn được biết đến với tên gọi là Link nội bộ thường

Phân Biệt Giữa SEO Mũ Trắng Và SEO Mũ Đen, Người Làm SEO Phải Biết

SEO được chia thành hai hình thức thông dụng là SEO mũ đen và SEO

Sử Dụng Google Analytics Hiệu Quả, Bạn Đã Biết Cách Chưa? 

Đã bao giờ bạn tự hỏi rằng “Làm sao để biết ưu – nhược điểm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *