Sử Dụng Google Analytics Hiệu Quả, Bạn Đã Biết Cách Chưa? 

Đã bao giờ bạn tự hỏi rằng “Làm sao để biết ưu – nhược điểm của Website mình?“. Một website không thể tự mình tối ưu tất cả để trở thành phiên bản hoàn hảo nhất, mà chúng luôn cần có sự can thiệp của con người. Để tiết kiệm thời gian và công sức đi tìm lời giải cho câu hỏi đó, Google đã cho ra đời Google Analytics – Công cụ phân tích website dựa trên những dữ liệu thực tế của khách hàng khi ghé đến website. Nhưng để hiểu rõ về Google Analytics là gì? Sử dụng Google Analytics sao cho hiệu quả, Bạn Đã Biết Cách Chưa?

Sử dụng google analytics hiệu quả

Google Analytics là gì?

Google Analytics là một công cụ phân tích Website miễn phí được Google cung cấp nhằm thống kê chi tiết về người dùng khi truy cập vào một trang web. 

Google Analytics nắm giữ một vai trò quan trọng trong phân tích, cải thiện website liên tục. Tất cả các dữ liệu như lưu lượng truy cập web, thời gian trung bình cho một phiên bản truy cập hay tỷ lệ thoát trang cao thấp như nào đều được ghi lại cụ thể bởi Google Analytics

Bên cạnh đó, Google Analytics còn giúp các nhà quản trị web cập nhật được chỉ số về hành vi người dùng, thông qua đó bạn sẽ biết được ưu nhược của website để cải thiện thứ hạng tìm kiếm. 

Thống kê mới nhất cho thấy, Google Analytics đã trở thành một công cụ toàn cầu hỗ trợ phân tích gần 900 triệu website lớn, nhỏ trên toàn thế giới. 

Những lợi ích Của Google Analytics

những lợi ích của Google Analytics

Lợi ích đầu tiên cũng là quan trọng nhất của Google Analytics là hỗ trợ đắc lực cho SEO-ers. Dựa vào phân tích, thống kế lượt truy cập web của GA mà bạn có thể biết được các chỉ số quan trọng ảnh hưởng đến việc kinh doanh như lưu lượng truy cập trung bình, thời gian ở lại web, tỷ lệ thoát trang, mục nào được xem nhiều nhất…

Chi tiết hơn là bạn còn xem được chân dung khách hàng một cách cụ thể. Nhờ những phân tích dữ liệu đó, bạn sẽ rút ra được ưu – nhược điểm của website và tiến hành xây dựng kế hoạch Sale, Marketing trong tương lai đạt hiệu quả hơn. 

Bên cạnh đó thì một số lợi ích khác của GA đem đến cho website bạn như: 

  • Trình bày dữ liệu cụ thể, chính xác dưới dạng bảng biểu có thể di chuyển theo cột mốc thời gian.
  • Chia sẻ quyền quản trị người dùng đến nhiều email khác.
  • Xuất file báo cáo đơn giản.

Cách thức hoạt động của Google Analytics

Google Analytics sẽ hoạt động qua 4 giai đoạn sau:

Cách thức hoạt động của Google Analytics

Giai đoạn 1: Data Collection – thu nhập dữ liệu

Ở giai đoạn đầu, GA sử dụng đoạn mã JavaScript đã được cài đặt trước đó để thu thập các dữ liệu trong website của bạn. 

Một cách hiểu đơn giản là cookies của người truy cập sẽ chứa đầy đủ thông tin về người đó như tên, tuổi, giới tính hay các yếu tố liên quan đến thiết bị truy cập đều sẽ được GA ghi lại bằng đoạn mã JavaScript này, sau đó chuyển toàn bộ dữ liệu đó đến máy chủ của Google. 

Giai đoạn 2: Configuration – chuyển đổi dữ liệu 

Dữ liệu đã thu thập ở giai đoạn đầu tiên sau khi truyền đến máy chủ của Google sẽ được chuyển thành dữ liệu thứ cấp để xuất thành báo cáo cho website. 

Giai đoạn 3: Processing – lựa chọn chỉ số muốn theo dõi 

Các nhà quản trị website có thể tuỳ chọn loại hình chỉ số mà mình muốn theo dõi thường xuyên để cải thiện chỉ số đó dựa vào thuộc tính View. 

Giai đoạn 4: Reporting – báo cáo 

Hoàn thành 3 giai đoạn trên, bước cuối cùng là xuất báo cáo. Lúc này đây, nhà quản trị web sẽ nhận được đầy đủ bảng báo cáo thống kê liên quan đến hoạt động của website. 

Hướng dẫn cách sử dụng Google Analytics hiệu quả

✔️ Hướng dẫn đăng ký tài khoản để sử dụng Google Analytics:

Bước 1: Đăng ký và cài đặt Google Analytics

đăng ký và cài đặt google analytics

  • Đăng nhập vào website Google Analytics, sử dụng Gmail của bạn để đăng nhập rồi vào Access Google Analytics để khai báo thông tin website của bạn cho GA.
  • Lập một account name Google Analytics tuỳ ý cho website. 
  • Chọn Website hoặc ứng dụng hoặc có thể chọn cả 2 tuỳ vào mục đích của bạn. 

Tiếp theo đó điền đầy đủ thông tin theo form để đăng ký Google Analytics cho website với lưu ý sau:

  • Website name: Tên Website.
  • Website URL: Nhập domain website cần đăng ký, lưu ý chọn HTTP hoặc HTTPS theo đúng website.
  • Industry Category: Chọn danh mục liên quan đến doanh nghiệp.
  • Reporting time zone: Vietnam 
  • Hoàn thành các khai báo thì Google sẽ yêu cầu bạn đồng ý các điều khoản và chính sách của Google, nhấn chọn Accept. 
  • Đồng ý với chính sách của Google, website sẽ chuyển trang để bạn có thể nhận mã Tracking Code. Áp mã Tracking vào website để kích hoạt theo dõi của Google vào website của bạn.

Bước 2: Chèn mã tracking vào website

chèn mã tracking code vào website

  • Một đoạn mã JavaScript sẽ hiển thị và việc của bạn là sao chép đoạn mã, dán lại vào phần head trong website của bạn.
  • Cài đặt Plugin Insert Headers and Footers rồi sao chép đoạn mã vào đây.
  • Copy tracking code và dán vào website để GA được kích hoạt trên website của bạn.
  • Hoàn tất đăng ký GA, website của bạn sẽ được tracking người dùng.

✔️ Hướng dẫn cách sử dụng Google Analytics hiệu quả

Google Analytics cung cấp các thông tin liên quan về hành vi của người dùng trên website của bạn, do đó bạn phải biết cách sử dụng Google Analytics hiệu quả để luôn nắm bắt kịp thời tình hình hoạt động có hiệu quả hay không. 

hướng dẫn cách sử dụng google analytics hiệu quả

Thống kê tổng quan: Tại GA, bạn truy cập vào Báo Cáo > Trang tổng quan > Trang tổng quan của tôi: Cung cấp thông tin: Thiết bị truy cập, hệ điều hành của người dùng, tỷ lệ thoát trang trong ngày…

Thống kê truy cập theo thời gian thực: Thời gian thực > Tổng quan: Báo cáo cho biết hành vi hiện tại của người dùng đối với website, bao gồm các chỉ số như trang được truy cập nhiều nhất, nguồn truy cập…

Kiểm tra từ khóa dẫn người dùng đến website của bạn: Sức thu hút > Từ khóa > Cơ bản: Bảng từ khóa người dùng tìm kiếm dẫn về trang của bạn sẽ được Google Analytics cung cấp với những chỉ số như tần suất tìm kiếm, tỷ lệ chuyển đổi.

Tra cứu hành vi khách truy cập website: Hành vi > Lưu lượng hành vi: Đây là bản báo cáo chi tiết hơn so với thống kê truy cập theo thời gian thực, nó giúp bạn nhận biết rõ ràng nguồn cơn vấn đề của website.

Các chỉ số quan trọng của Google Analytics

  • Người dùng (User)

Hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh đều quan tâm đến chỉ số này nhất bởi nó cho biết được lượng người dùng đã truy cập vào website trong một khoảng thời gian tuỳ chọn. 

Cách xem rất đơn giản là ở mục Audience, chọn “Overview” sau đó chọn “Users“. 

chỉ số người dùng

  • Phiên truy cập (Session)

Số lượt thao tác của khách hàng khi truy cập đến website của bạn và tương tác với website gọi là phiên truy cập. Nếu bạn thấy có nhiều phiên bản truy cập trên một tài khoản thì chứng tỏ người dùng đó đã quay lại website của bạn nhiều lần. 

Phiên bản truy cập giúp bạn biết được số lần mà người dùng đã tương tác với website của bạn. Ngược lại nếu phiên truy cập của 1 người dùng là 0 thì đồng nghĩa với việc người dùng ghé đến website nhưng thoát ra ngay lập tức không có sự tương tác, đó là phiên trang đơn. 

phiên truy cập

Session sẽ được tính khi có người dùng truy cập đến website. Các tương tác như chuyển trang trên website, xem sản phẩm, zoom, copy text… được tính là một phiên. 

Khi người dùng đóng trình duyệt, không truy cập nào ghé đến website của bạn thì session được tính là kết thúc. Hoặc sau 30 phút truy cập nhưng người dùng không thực hiện tương tác hoặc họ đã chuyển tab thì session cũng được coi là kết thúc. 

  • Số lần xem trang (Pageview)

Pageview cho phép bạn biết rằng có bao nhiêu trang được người dùng ghé xem. Số lần xem trang sẽ được tính khi có người dùng ghé đến website kể cả họ không thực hiện tương tác, thậm chí thoát trang ngay lập tức. Pageview vẫn tính là 1 lượt xem. 

số lần xem trang

Tỷ lệ thoát trang chính là số lần người dùng truy cập vào website và thoát ra mà không thực hiện bất kì một thao tác nào. Tỷ lệ thoát trang cũng cho bạn biết nội dung trên website của bạn tốt hay không. Tỷ lệ thoát trang càng cao thì đánh giá của Google dành cho website của bạn càng thấp. 

  • Thời gian trung bình của phiên (Avg. time per sessions)

Thời gian mà người dùng hoạt động trên website của bạn chính là thời gian trung bình của phiên. Website của bạn càng hữu ích thì thời gian ở lại trang càng lâu vì nó chứng tỏ nội dung, sản phẩm của bạn hữu ích, đáp ứng được phần lớn nhu cầu người dùng. 

thời gian trung bình xem trang

  • Số trang/phiên (Avg. pageviews per sessions)

Số trang/phiên giúp quản trị web biết được số lượng trang trung bình mà một người dùng đã xem khi ghé đến website của bạn trong một phiên. Mỗi website có thể có mức đánh giá số trang/phiên khác nhau tuỳ vào đặc thù của chúng ví dụ: Website bán hàng, thương mại điện tử thường sẽ có số trang/phiên cao hơn rất nhiều so với một website công ty. 

  • Tỷ lệ chuyển đổi (Conversion Rate)

Đây chắc chắn là chỉ số mà các doanh nghiệp quan tâm nhất bởi vì đây là bước đạt được mục đích hoạt động website. Tuỳ thuộc vào loại hình website mà tỷ lệ chuyển đổi có thể là khách hàng để lại thông tin cá nhân hoặc họ sẽ mua hàng trực tiếp. 

Hệ thống cấu trúc tài khoản Google Analytics

Một tài khoản GA sẽ có 3 phần Tài khoản / Thuộc Tính / Chế độ xem

Hệ thống cấu trúc tài khoản Google Analytics

  • Tài khoản (account)

Một tài khoản dùng để quản lý thông tin có thể lên đến 50 thuộc tính khác nhau, là tài khoản chính. Một email người dùng sẽ tương ứng với một tài khoản. 

  • Thuộc tính (property)

Thuộc tính được coi là cấp dưới của tài khoản. Mỗi thuộc tính sẽ quản lý thông tin của một website hoặc ứng dụng. Mỗi thuộc tính có 1 mã ID. Dãy số ở giữa là số tài khoản và số ở cuối là số thuộc tính.

  • Chế độ xem (view)

Đây là cách bạn muốn xem số liệu trên GA.

Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về Google Analyticscách sử dụng Google Analytics hiệu quả. Đừng quên nếu có bất cứ thắc mắc gì về dịch vụ thiết kế website, Landing Page liên hệ ngay Halo Media – Công Ty Chuyên Thiết Kế Website & Digital Marketing để được tư vấn miễn phí, nhiệt tình 24/7.

5/5 - (1 bình chọn)
Theo dõi Halo Media trên Google News

Bài viết liên quan

12+ Plugin SEO WordPress tốt nhất cần phải biết 2023

Trong bài viết này, Halo Media sẽ giới thiệu đến bạn 12+ plugin SEO WordPress

Rank Math Vs Yoast SEO: So Sánh Plugin SEO Nào Tốt Nhất? 2023

Khi bạn sử dụng WordPress để thiết kế Website thì chắc chắn bạn sẽ biết

External Link Là Gì? 3 Cách Sử Dụng Để Tăng Trưởng Ranking Nhanh Nhất

Ở bài viết trước, Halo đã đem đến cho bạn những kiến thức về Internal

Internal Link Là Gì? Cẩm Nang Xây Dựng Link Nội Hiệu Quả

Internal Link hay còn được biết đến với tên gọi là Link nội bộ thường

Phân Biệt Giữa SEO Mũ Trắng Và SEO Mũ Đen, Người Làm SEO Phải Biết

SEO được chia thành hai hình thức thông dụng là SEO mũ đen và SEO

Giảm Tỷ Lệ Thoát Trang Hiệu Quả Với 6 Cách Được Chuyên Gia Khuyến Nghị 

Tỷ lệ thoát trang là một trong những yếu tố phản ánh rất rõ khả

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *