Các lỗi Web thường gặp bạn cần biết – Nguyên nhân và cách khắc phục

Các lỗi Web HTTP thường gặp  nguyên nhân và các khắc phục khi truy cập vào Website trên trình duyệt như lỗi HTTP 404: Not Found, lỗi HTTP 500 Internet Server Error, lỗi HTTP 503 Service Unavailable, HTTP 500….

Đôi lúc khi bạn lướt web hoặc thực hiện một tác vụ nào đó trên trình duyệt của máy tính, điện thoại thì sẽ gặp lỗi như sau. Vậy lỗi này là gì và làm thế nào để khắc phục? Trong bài viết này Halo Media sẽ chia sẻ một số thông tin về các lỗi thường gặp nhất khi duyệt web nhé. Cùng xem ngay thôi!

Đối với người dùng bình thường thì vấn đề lỗi có thể họ sẽ nghĩ đến do vấn đề kết nối internet hay đơn giản là “chắc là Web lỗi rồi” ! Nhưng đối với các bạn làm việc trực tiếp quản trị Website , Thiết kế Website hay lập trình viên thì mỗi lỗi bạn nên tìm hiểu khái niệm, nguyên nhân & các khắc phục nó.

Xem thêm: 6 Lỗi Thường Gặp Khi Sử Dụng Website Đa Ngôn Ngữ

Giao thức HTTP là gì?

HTTP (HyperText Transfer Protocol) là một trong những giao thức chuẩn trên Internet dùng để trao đổi thông tin giữa nhà cung cấp dịch vụ (máy chủ Web) và người sử dụng dịch vụ (máy chủ Web, client), là giao thức Client/Server cho World Wide Web——WWW Giao thức HTTP là một giao thức tầng ứng dụng thuộc họ giao thức TCP/IP (giao thức cơ bản của Internet).

Dưới đây là Các lỗi Web HTTP thường gặp thông báo mà bạn thường hay gặp khi truy cập vào một trang web và cách thức để giải quyết vấn để khi chúng xảy ra:

HTTP 404: Not Found

HTTP 404: Not Found là lỗi phổ biến nhất mà người dùng thường gặp khi truy cập vào một trang web không tồn tại. Điều này có thể xảy ra khi URL được nhập sai, trang web đã bị xóa hoặc di chuyển đến một vị trí khác mà URL không còn đúng nữa.

Thông báo lỗi 404 Not Found thường được thiết kế riêng trong từng trang web, mỗi trang sẽ có hình thức thông báo riêng cho lỗi này. Tuy nhiên, thường gặp nhất sẽ là những thông báo có nội dung như sau: “404 Error“, “Page cannot be displayed“, “Internet Explorer cannot display the webpage“, “404: Not Found“, “The page cannot be found“,…
Lỗi web 404: Not Found
Lỗi web 404: Not Found

Nguyên nhân:

Lỗi 404 Not Found xuất hiện khi trang web bạn truy cập không thể tìm thấy trên server. Có thể máy chủ web không chứa trang web này hoặc các giá trị của DNS (dịch vụ phân giải tên miền) bị lỗi hoặc địa chỉ của trang web này đã bị hỏng.
Cách khắc phục:
  • Kiểm tra lại URL: Hãy đảm bảo rằng URL được nhập đúng và không có lỗi chính tả.
  • Tìm kiếm trang web: Sử dụng công cụ tìm kiếm để tìm trang web mới. Nếu trang web đã được di chuyển đến một vị trí khác, công cụ tìm kiếm sẽ giúp bạn tìm thấy trang web mới.
  • Kiểm tra liên kết: Nếu lỗi xảy ra khi bạn nhấp vào liên kết từ một trang web khác, hãy kiểm tra lại liên kết đó và đảm bảo rằng nó không bị lỗi.
  • Liên hệ với quản trị viên trang web: Nếu bạn không thể tìm thấy trang web mới hoặc không thể khắc phục lỗi, hãy liên hệ với quản trị viên của trang web để được hỗ trợ.

Nếu bạn là chủ sở hữu của trang web và gặp phải lỗi 404, bạn có thể thực hiện các bước sau:

  • Điều hướng lại trang web: Hãy đảm bảo rằng trang web được điều hướng đến vị trí mới một cách chính xác và thông báo cho người dùng biết về sự thay đổi này.
  • Cập nhật liên kết: Nếu trang web đã được di chuyển đến vị trí mới, hãy cập nhật các liên kết bên ngoài đến trang web để tránh lỗi 404.

HTTP 500 Internet Server Error

HTTP 500 Internal Server Error là một thông báo lỗi phổ biến trên web, nó xuất hiện khi máy chủ web gặp sự cố không mong muốn và không thể xử lý yêu cầu của người dùng.

Tương tự như lỗi 404: Not Found , lỗi 500 Internal Server Error hiện ra trong cửa sổ trình duyệt và thông báo “HTTP 500 Internal Server Error” cũng được thiết kế bởi từng website.
Nói một cách dễ hiểu, 500 Internal Server Error là một lỗi chung có mã trạng thái HTTP 500, xảy ra khi máy chủ của trang web bạn truy cập bị lỗi và không thể cung cấp hay hiển thị bất kỳ thông tin, nội dung nào. Thay vì hiển thị giao diện bình thường của trang web, máy chủ sẽ gửi một trang lỗi 500 đến trình duyệt và hiển thị nó trên màn hình của bạn.
Loi web 500 intenal server error thiết kế web Halo Media
Loi-web-500-intenal-server-error

Nguyên nhân:

Thông thường khi một trang web xảy ra lỗi đều hiển thị lên những vấn đề liên quan đến lỗi đó, tuy nhiên lỗi này khá chung chung, và trình duyệt không hiển thị lên lỗi này là do đâu. Về cơ bản, chúng ta có thể xác nhận nguyên nhân gây lỗi 500 Internet Server Error xuất phát từ những vấn đề sau:
  • Lỗi mã chương trình: Lỗi trong mã chương trình có thể gây ra sự cố và dẫn đến thông báo lỗi này.
  • Thư viện, module hoặc plugin bị lỗi: Sự cố với một trong các thư viện, module hoặc plugin cần thiết để hoạt động của trang web có thể gây ra lỗi này.
  • Lỗi cấu hình: Một số lỗi cấu hình có thể gây ra lỗi này, bao gồm cấu hình sai các tham số kết nối cơ sở dữ liệu hoặc cấu hình không đúng của máy chủ.

Cách khắc phục:

500 Internal Server Error là lỗi ở phía server, không phải tại máy tính hay đường truyền của bạn. Tuy nhiên, bạn có thể làm như sau:
  • Tải lại trang web:  Thực hiện tải lại trang web bằng cách nhấp vào nút F5 hoặc Ctrl + F5 trên bàn phím.
  • Xóa bộ nhớ cache trên trình duyệt: bộ nhớ đệm cache nó có thể là nguyên nhân gây ra lỗi 500. Nếu xảy tình trạng này, cách đơn giản nhất để khắc phục là xóa bộ nhớ cache trên trình duyệt của bạn.
  • Kiểm tra log lỗi: Kiểm tra log lỗi của máy chủ để tìm hiểu lỗi chính xác là gì và thực hiện các bước khắc phục cụ thể.
  • Vô hiệu hóa các plugin và module: Nếu lỗi liên quan đến plugin hoặc module, hãy tạm thời vô hiệu hóa chúng và kiểm tra xem liệu lỗi vẫn còn tồn tại hay không.
  • Kiểm tra cấu hình: Kiểm tra lại các thông số cấu hình của máy chủ để đảm bảo rằng chúng được thiết lập đúng.
  • Liên hệ với quản trị viên: Nếu bạn không thể khắc phục lỗi, hãy liên hệ với quản trị viên của máy chủ hoặc nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ để được hỗ trợ và giải quyết vấn đề.

HTTP 403 Forbidden

HTTP Error 403 Forbidden là một lỗi mã trạng thái thường xuất hiện trên trang web khi người dùng cố gắng truy cập một tài nguyên bị cấm. Nó thông báo cho người dùng rằng họ không có quyền truy cập vào tài nguyên đó trên máy chủ. Lỗi này xảy ra khi truy cập trang web trên cả điện thoại lẫn máy tính.

Loi web HTTP 403 Forbidden thiết kế web Halo Media
Loi-web-HTTP-403-Forbidden
Nguyên nhân:
HTTP 403 Forbidden là một lỗi mã trạng thái phổ biến trên trang web, thông báo cho người dùng rằng họ không được phép truy cập vào tài nguyên đó trên máy chủ. Lỗi này có nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng chủ yếu là do hệ thống bảo mật của trang web.
  • Thiếu quyền truy cập: Người dùng không có quyền truy cập vào tài nguyên đó trên máy chủ.
  • Cấm IP: Địa chỉ IP của người dùng đã bị cấm truy cập vào trang web đó.
  • Cấu hình sai: Cấu hình trên máy chủ hoặc phần mềm bảo mật đã bị thiết lập sai.
  • Lỗi hệ thống: Lỗi trong quá trình xử lý tài nguyên trên máy chủ.

Cách khắc phục:

Để khắc phục lỗi HTTP 403 Forbidden, bạn có thể thực hiện một số bước sau:

  • Lý do phổ biến nhất cho lỗi này là nhập sai địa chỉ URL. Hãy kiểm tra kỹ lại địa chỉ URL và chắc chắn là bạn đã nhập đúng.
  • Nếu bạn chắc trang web bạn nhập là đúng, thì lỗi 403 Forbidden có thể là do sự nhầm lẫn. Bạn có thể liên lạc với bạn quản trị trang web đó để biết nguyên nhân chính xác.
  • Xóa cookie và bộ nhớ cache: Xóa cookie và bộ nhớ cache của trình duyệt và thử truy cập lại.
  • Một nguyên nhân nữa là bạn đang cố gắng truy cập vào một trang web mà quyền truy cập bị giới hạn (chỉ dành cho những ai có thẩm quyền). Trong trường hợp này, không còn cách nào khác là bạn phải truy cập vào một trang web khác.

HTTP 503 Service Unavailable

503 Service Unavailable chính là lỗi máy chủ hiện đang tạm thời không thể nào xử lý những yêu cầu từ người dùng hoặc Service Unavailable (tạm thời ngừng hoạt động) hoặc trang Web hiện đang bảo trì. Hiện tại đây là lỗi khá phổ biến hiện nay, thường xuyên xuất hiện trên WordPress và còn được gọi với một cái tên quen thuộc khác là lỗi HTTP 503 (quá tải). Vậy hiện tại dấu hiệu để nhận biết lỗi 503 Service Unavailable này là gì?

Loi web 503 Service Error thiết kế web Halo Media
Loi-web-503-Service-Error

Nguyên nhân:

Tương tự như lỗi 500 Internal Server Error ở trên, lỗi 503 Service Unavailable là tạm thời xảy ra khi trang web ngừng hoạt động hay server để xử lý các trang web đang có vấn đề tạm thời.
  • Quá tải: Máy chủ không thể xử lý tất cả các yêu cầu cùng lúc vì quá tải.
  • Bảo trì hoặc nâng cấp: Máy chủ đang được bảo trì hoặc nâng cấp, do đó không thể phục vụ yêu cầu.
  • Lỗi hệ thống: Máy chủ gặp phải lỗi hệ thống, do đó không thể xử lý yêu cầu.

Cách khắc phục:

Khi gặp lỗi này, cách duy nhất của bạn là đợi một thời gian rồi truy cập lại trang web này hoặc chờ cho đến khi trang web và server hoạt động lại bình thường hoặc bạn có thể thực hiện một số bước sau:
  • Tải lại trang: Thử tải lại trang web và xem xét xem lỗi có được khắc phục không.
  • Thử lại sau: Thử truy cập lại trang web sau một vài phút hoặc sau khi hoạt động bảo trì hoàn tất.
  • Kiểm tra máy chủ: Kiểm tra xem máy chủ có đang hoạt động bình thường hay không và liên hệ với quản trị viên để được hỗ trợ.
  • Giảm tải lượng truy cập: Giảm tải lượng truy cập bằng cách chia sẻ tài nguyên hoặc tăng khả năng xử lý trên máy chủ.
  • Cải thiện hiệu suất trang web: Cải thiện hiệu suất trang web bằng cách tối ưu hóa mã và tài nguyên, giảm thời gian tải trang và tăng khả năng xử lý của máy chủ.

Lưu ý rằng, nếu lỗi HTTP 503 Service Unavailable liên quan đến máy chủ của trang web, thì người dùng không có quyền khắc phục trực tiếp lỗi này. Trong trường hợp này, bạn nên liên hệ với quản trị viên của trang web để được hỗ trợ và giải quyết vấn đề.

HTTP 408 Request Time-out

408 Request Timeout được biết đến như một mã trạng thái HTTP với ý nghĩa là yêu cầu truy cập của người dùng mất nhiều thời gian để chờ trình duyệt  hơn so với bình thường. Dễ hiểu hơn, điều này đồng nghĩa với kết nối của bạn đã quá ‘ thời gian chờ’. Mã lỗi này cho biết rằng máy chủ đã nhận được yêu cầu nhưng không thể hoàn thành trong thời gian được yêu cầu, thường là do mạng kém hoặc máy chủ bận

408 request time out thiết kế web Halo Media

Nguyên nhân:

Lỗi 408 Request Time-out xảy ra khi yêu cầu bạn gửi đến server của trang web mất một thời gian quá lâu để nhận được hồi đáp, nghĩa là trang web bạn yêu cầu không thể tải xuống trình duyệt web hiện tại thì lỗi này sẽ xuất hiện. Nói cách khác, kết nối của bạn đến website sẽ bị “time out“. Lỗi thường xảy ra khi tốc độ kết nối Internet của bạn quá chậm hay bị chiếm phần nhiều tốc độ bới một công việc khác.
  • Kết nối mạng chậm hoặc không ổn định: Nếu kết nối mạng của bạn kém hoặc không ổn định, yêu cầu của bạn có thể mất quá nhiều thời gian để đến máy chủ web, dẫn đến lỗi timeout.
  • Máy chủ web quá tải: Khi lượng truy cập đồng thời vào trang web quá lớn, máy chủ web có thể bị quá tải và không đủ tài nguyên để xử lý yêu cầu của bạn, dẫn đến lỗi timeout.
  • Máy chủ quá lâu để kết nối: Nếu bạn sử dụng máy chủ proxy để truy cập vào trang web, máy chủ proxy có thể mất quá nhiều thời gian để kết nối đến máy chủ web, dẫn đến lỗi timeout.
  • Lỗi phần mềm hoặc cấu hình máy chủ web: Nếu máy chủ web gặp lỗi phần mềm hoặc cấu hình không đúng, yêu cầu của bạn có thể không được xử lý đúng cách và dẫn đến lỗi timeout.
  • Lỗi trình duyệt: Nếu trình duyệt của bạn gặp lỗi, yêu cầu của bạn có thể bị gián đoạn và dẫn đến lỗi timeout.

Cách khắc phục:

  • Tải lại trang web: Đây Cách khắc phục đơn giản nhất đôi khi lỗi timeout có thể xảy ra do kết nối mạng chậm hoặc không ổn định. Bạn có thể thử tải lại trang web để xem liệu nó có hoạt động hay không.
  • Kiểm tra kết nối mạng: Bạn nên kiểm tra kết nối mạng của mình để đảm bảo rằng nó đủ nhanh và ổn định để truy cập trang web. Nếu bạn đang sử dụng kết nối Wi-Fi, bạn có thể thử kết nối qua cáp mạng.
  • Tắt máy chủ proxy: Nếu bạn sử dụng máy chủ proxy để truy cập vào trang web, hãy thử tắt nó để xem liệu nó có giải quyết được vấn đề hay không.
  • Thử truy cập vào trang web từ một thiết bị khác: Nếu bạn đang truy cập trang web từ một thiết bị cụ thể và gặp lỗi timeout, hãy thử truy cập từ một thiết bị khác để xem liệu vấn đề có phải do thiết bị của bạn hay không.
  • Liên hệ với quản trị viên của trang web: Nếu các cách trên không giúp giải quyết vấn đề, bạn nên liên hệ với quản trị viên của trang web để được hỗ trợ. Có thể rằng lỗi timeout là do máy chủ web hoặc cấu hình trang web nên chỉ quản trị việc mới giải quyết được.

HTTP 504 Gateway Time-out

Lỗi 504 Gateway Time-out là một lỗi máy chủ (server) trả về khi không thể thực hiện được một yêu cầu nào đó do lỗi của một trong các HTTP Status Codes. Lỗi này ít xảy ra hơn lỗi 502 bad gateway error hoặc 500 internal server error. Điều này có thể xảy ra khi server trung gian hoặc backend đang bận hoặc bị lỗi.

loi 504 Gateway Time out thiết kế web Halo Media
loi-504-Gateway-Time-out

Lỗi này khi hiển thị trong cửa sổ trình duyệt có rất nhiều dạng:

  • 504 Gateway Time-out Nginx
  • Gateway Time out Error
  • HTTP Error 504 – Gateway Time-out
  • 504 Gateway Time-out
  • 504 Error
  • Gateway Timeout (504)

Nguyên nhân:

Lỗi HTTP 504 Gateway Timeout thường xảy ra khi server  không nhận được hồi từ máy chủ xử lý luồng dữ liệu trong một thời gian nhất định (timeout). Dấu hiệu này cho thấy, máy chủ xử lý luồng dữ liệu đang không hoạt động, có một số nguyên nhân chính gây ra lỗi này, bao gồm:
  • Thời gian phản hồi của server  quá lâu: Khi server  (máy chủ) không phản hồi kịp thời hoặc mất kết nối, server proxy không nhận được phản hồi đúng và gây ra lỗi 504.
  • Vấn đề về cấu hình server : Cấu hình server không đúng hoặc không tối ưu có thể gây ra lỗi này.
  • Dung lượng lưu trữ trên server đầy: Khi dung lượng lưu trữ hay băng thông trên server  đầy, nó có thể làm cho server không thể xử lý được yêu cầu và gây ra lỗi 504.
  • Lưu lượng truy cập quá tải: Nếu lượng truy cập đến trang web quá lớn, server  có thể không xử lý kịp thời và gây ra lỗi này.
  • Vấn đề về kết nối mạng: Khi kết nối mạng của người dùng không ổn định hoặc có vấn đề cũng có thể bị lỗi 504

Cách khắc phục:

Dưới đây là một số cách để khắc phục lỗi HTTP 504 Gateway Timeout:
  • Tải lại trang web: Thử tải lại trang web bằng cách nhấn F5 hoặc tổ hợp phím Ctrl + F5 trên bàn phím.
  • Kiểm tra kết nối mạng: Kiểm tra kết nối mạng của bạn để đảm bảo rằng nó đủ nhanh và ổn định để truy cập trang web.
  • Thử truy cập vào trang web từ một thiết bị khác: Nếu bạn đang truy cập trang web từ một thiết bị cá nhân và gặp lỗi timeout, hãy thử truy cập từ một thiết bị khác để xem liệu vấn đề có phải do thiết bị của bạn hay không.
  • Liên hệ với quản trị viên của trang web: Nếu các cách trên không giúp giải quyết vấn đề, bạn nên liên hệ với quản trị viên của trang web để được hỗ trợ. Có thể rằng lỗi timeout là do máy chủ web.

HTTP 401 Authorization Required

Lỗi HTTP 401 Authorization Required là một lỗi trạng thí của HTTP cho biết rằng truy cập vào trang web yêu cầu xác thực đăng nhập từ phía người dùng trước khi được phép truy cập. điều này tương đương với việc khi đó website đang tồn tại nhưng người truy cập lại không thể vào do không sở hữu quyền truy cập

Loi web 401 Authorization Required thiết kế web Halo Media
Loi-web-401-Authorization-Required

Các biến thể khác của 401 như:

  • 401 Unauthorized
  • Authorization Required
  • HTTP Error 401 – Unauthorized
  • Error 401 – Unauthorized
  • 401 Authorization Required
  • 401 – Unauthorized: Access is denied due to invalid credentials

Nguyên nhân:

Nếu bạn gặp lỗi 401 Authorization Required có nghĩa là bạn phải có tài khoản để có thể truy cập vào một trang web đó. Nếu bạn không thể truy cập sau khi đăng nhập tài khoản thì có nghĩa là bạn đã gõ sai mật khẩu hoặc tên đăng nhập.
  • Sai thông tin đăng nhập: Khi người dùng cung cấp sai thông tin đăng nhập, server sẽ không chấp nhận yêu cầu truy cập và gửi lại mã lỗi 401 Authorization Required.
  • Không có quyền truy cập: Khi người dùng không có quyền truy cập vào tài nguyên hoặc trang web đó, server sẽ yêu cầu xác thực đăng nhập để đảm bảo rằng người dùng được cấp quyền truy cập.
  • Xác thực quá hạn: Khi phiên đăng nhập của người dùng hết hạn hoặc bị hủy bỏ, server sẽ không chấp nhận yêu cầu truy cập và gửi lại mã lỗi 401 Authorization Required.
  • Lỗi cấu hình server: Khi cấu hình server không chính xác hoặc bị bị sai ở bước nào đó, server có thể gửi lại mã lỗi 401 Authorization Required.

Cách khắc phục:

  • Tải lại trang web: Thử tải lại trang web bằng cách nhấn F5 hoặc tổ hợp phím Ctrl + F5 trên bàn phím.
  • Xóa cache trình duyệt: bạn vào xóa lịch sử trình duyệt và thử lại
  • Kiểm tra thông tin đăng nhập: Xác minh rằng tên đăng nhập và mật khẩu được cung cấp đúng và chính xác. Nếu bạn không chắc chắn, bạn có thể thử đăng nhập lại hoặc yêu cầu đặt lại mật khẩu.
  • Kiểm tra quyền truy cập: Kiểm tra xem bạn có quyền truy cập vào tài nguyên hoặc trang web đó hay không. Nếu không, bạn cần liên hệ với quản trị viên hoặc người quản lý để được cấp quyền truy cập.
  • Xác thực lại: Đăng xuất và đăng nhập lại để xác thực lại. Điều này sẽ đảm bảo rằng phiên đăng nhập của bạn không quá hạn hoặc bị hủy bỏ.

Nếu lỗi vẫn tiếp tục sau khi bạn đã thử tất cả các bước trên, bạn có thể cần liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ hoặc nhà phát triển để được hỗ trợ thêm.

Kết luận:

Những lỗi Web thường gặp chúng ta đã tìm hiểu được các lỗi thường gặp sau:

  1. Lỗi HTTP 404: Not Found
  2. Lỗi HTTP 500: Internal Server Error
  3. Lỗi HTTP 403: Forbidden
  4. Lỗi HTTP 503: Service Unavailable
  5. Lỗi HTTP 408: Request Timeout
  6. Lỗi HTTP 504: Gateway Timeout
  7. Lỗi HTTP 401: Authorization Required

Các nguyên nhân của các lỗi này có thể bao gồm các vấn đề về định tuyến, kết nối mạng, cấu hình server, lỗi phần mềm hoặc cấu trúc trang web, và nhiều hơn nữa.

Để khắc phục các lỗi này, bạn có thể cần thực hiện các bước khác nhau, bao gồm kiểm tra định tuyến, kiểm tra cấu hình server, đăng nhập lại, xác minh tên người dùng và mật khẩu, cập nhật phần mềm, tắt phần mềm chặn quảng cáo và nhiều hơn nữa. Nếu bạn không thể giải quyết vấn đề bằng cách này, bạn có thể cần liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ hoặc nhà phát triển để được hỗ trợ thêm.

Chúc các bạn có 1 trải nghiệm tốt và mong muốn khi đọc bài viết này và khắc phục các vấn đề gặp phải!!

5/5 - (1 bình chọn)
Theo dõi Halo Media trên Google News

Bài viết liên quan

Top 7 công cụ tối ưu hóa hình ảnh Website

Tối ưu hóa hình ảnh cho website là một việc vô cùng quan trọng, có

Mã Nguồn Mở Là Gì ? Top 7 mã nguồn mở thiết kế web tốt nhất hiện nay

Khái niệm mã nguồn mở (Open Source) xuất hiện khá nhiều trong thiết kế website

Slug là gì? Cách cách tối ưu Slug chuẩn SEO trong Website WordPress

Trong thời đại 4.0 hiện nay mỗi doanh nghiệp đều phải có cho mình website

Tất tần tật về tên miền, phân loại, cách chọn domain hiệu quả nhất

Khi bạn muốn thiết kế xây dựng website thì tất cả mọi người điều mong

Chứng Chỉ SSL Là Gì ? Tại sao Website phải có SSL , Cách kiểm tra SSL cho website

Chứng chỉ SSL (Secure Socket Layer) đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ

Hướng Dẫn Tạo Popup Cho Website WordPress Đơn Giản Chi Tiết

Khi bạn thiết kế website để quảng bá sản phẩm dịch vụ hay bán hàng thì

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *