Cách Tối Ưu SEO Meta Description Tăng Lượt Truy Cập Vào Trang Web (Phần 2)

Bạn đã thực hiện kết hợp rất nhiều kỹ thuật để tối ưu SEO cho Website. Nhưng dường như vẫn không mang lại kết quả như mong đợi. Đối với SEO Website, tối ưu thẻ Meta Description cực kỳ quan trọng. Sau khi thực hiện bạn sẽ nhận thấy Traffic vào Website có sự thay đổi nhanh chóng.

Có thực sự hiệu quả như vậy cùng tìm hiểu Meta Description là gì? Lợi ích và làm cách nào để tối ưu hoá SEO Meta Description?  Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên và cung cấp cho bạn nhiều kiến thức bổ ích để ứng dụng vào công việc của mình.

Meta Description là gì?

Meta Description-la-gi

Meta Description là thẻ mô tả chung, tổng quát nhất về một nội dụng cụ thể trong trang Web, dễ dàng hơn cho các công cụ tìm kiếm và người đọc có thể hiểu bài viết của bạn đang muốn đề cập đến chủ đề gì. Nội dung của Meta Description được rút ngắn, mang ý nghĩa chi tiết với ý miêu tả giúp tạo sự tò mò, kích thích người đọc. Độ dài của Meta Description được mặc định từ 130 – 160 ký tự.

Meta Description được hiển thị trên các công cụ tìm kiếm trong kết quả khi nó chứa các từ khóa đang được người dùng tìm kiếm. Tuy không phải là yếu tố giúp Website lên hạng như tiêu để trang nhưng nó giữ vai trò rất quan trọng trong việc lôi kéo người dùng truy cập vào trang là một phần hiệu quả trong SEO Website.

Vai trò của Meta Description

Vai trò của Meta Description

Quảng cáo: Meta Description mô tả ngắn, chính xác, tổng quan nhất về nội dung của bài SEO được đăng lên trang Web. Meta Description tạo được sự thu hút, hấp dẫn được người xem đến với bài SEO thông qua những câu gây sự tò mò, lôi cuốn, thông qua ngôn từ dễ hiểu,… Meta Description luôn có sự chi phối với chất lượng bài SEO

Tạo sự cạnh tranh: Meta Description ảnh hưởng tích cực đến kết quả tìm kiếm, hiển thị nội dung liên quan cho người dùng. Sự độc đáo của đoạn Meta Description mang đến vai trò chính trong thu hút người đọc click chuột vào trang web của bạn tạo được vị trí tốt trên công cụ tìm kiếm cho bài SEO.

Khẳng định chất lượng bài SEO: Bài SEO có phần Meta Description được trau chuốt, chú trọng về nội dung và hình thức trình bày chắc chắn có tỷ lệ truy cập cao. Thứ hạng bài SEO trên Web cao trên trang Web và giúp đẩy Top Web một cách mạnh mẽ. Nội dung bên trong bài viết cũng sẽ được đánh giá một cách tích cực nếu nội dung của Meta Description trọn vẹn, chuẩn SEO

SEO Meta Description và tầm quan trọng trong Website

meta description-Halo Media

Meta Description giúp:

  • Tăng tỷ lệ người dùng truy cập vào Website, giữ chân khách hàng ở lại trang Website lâu hơn.
  • Các công cụ tìm kiếm có thể hiểu sơ lượt về nội dung trang muốn truyền tải để xếp hạng tốt hơn.
  • Giúp tối ưu trải nghiệm người dùng mang đến họ hài lòng tốt nhất, giúp người dùng biết được cụ thể nội dung  mình sắp truy cập.

Nếu như bạn quên mất không viết cho thẻ Meta Description

Bạn sẽ có thể mất đi lượng khách hàng tìm năng vì người đọc không hề biết bạn đang muốn đề cập đến cái gì hoặc Google sẽ chỉ hiển thị thẻ Meta Description nội dung sẽ được bất kỳ trong bài viết để chèn vào. Sẽ làm cho bài viết của bạn nhạt nhẽo không nói vào trọng tâm nhu cầu mà khách hàng cần. Không thu hút được sự chú ý của khách hàng

Viết Meta Description cho có, nhàm chán thẻ mô tả được viết ra một cách hời hợt dễ gây ra các kết quả tìm kiếm thiếu chính xác, không có sự hấp dẫn trong nội dung hiệu quả truy cập sẽ giảm. Nhưng ngược lại SEO Meta Description tốt đem về cho bạn hàng trăm lợi ích cho Website của bạn. 

Làm sao để tạo thẻ Meta Description trong trang Web

Thẻ Meta Description cho phép bạn nói với các công cụ tìm kiếm nhiều hơn về nội dung của bài đăng và trang của bạn. Thẻ mô tả tóm tắt nội dung trong khoảng 130 – 160 ký tự mô tả nội dung của một trang Web trên nền tảng WordPress 

Thêm Meta Description vào WordPress

  • Bước 1: Truy cập vào bài viết mới hoặc trang Web bạn muốn thêm mô tả >> Chọn Edit Snippet >> tại desktop review bạn sẽ nhập mô tả tại Description

777 thiết kế web Halo Media

  • Bước 2: Lưu nháp và cập nhật công khai 

cach-tao-description

Để SEO Meta Description tốt cần 

Nội dung chung thẻ mô tả meta cần có

Nội dung bạn cần tập trung vào những gì mà người đọc đang quan tâm và muốn tìm hiểu. Để khách hàng tò mò và muốn quan tâm buộc phải nhấp vào truy cập. Bạn nên trả lời được hai câu hỏi này nếu muốn có được sự chú ý của khách hàng.

Bạn đang yêu cầu gì?

Tại sao tôi nên mua từ bạn?

Có từ khóa xuất hiện trong phần mô tả

Có từ khóa xuất hiện trong phần mô tả

Từ khóa là yếu tố quan trọng nhất trong cách viết chuẩn SEO Meta Description. Bạn phải đảm bảo các từ khóa quan trọng nhất của bạn cho trang web hiển thị trong phần mô tả meta. 

Thông thường các công cụ tìm kiếm sẽ tô đậm ở nơi nó tìm thấy truy vấn của người tìm kiếm trong thẻ mô tả của bạn. Từ khóa sẽ được tô đậm lên khi tìm kiếm để nổi bật hơn.

Viết Meta Description từ ngữ dễ đọc, dễ hiểu

Khi viết một phần mô tả có quá nhiều từ khóa hoặc sử dụng những từ ngữ phức tạp khó hình dung sẽ phản tác dụng làm Website của bạn kém hiệu quả, người đọc sẽ nghĩ đây là một trang Web Spam.

Hiệu quả nhất trong thẻ Meta Description thường chứa 1-2 từ khóa hãy đảm bảo rằng thẻ mô tả của bạn tránh lặp từ, từ ngữ dễ hiểu, không sử dụng quá nhiều ẩn ý trong câu nói làm người dùng khó hình dung.

Nội dung phù hợp với những gì bạn muốn truyền tải 

Nội dung phù hợp với những gì bạn muốn truyền tải 

Bạn có thể xem Meta Description như là một quảng cáo cho trang Web của bạn. Do đó, bạn cần làm cho nó hấp dẫn và thú vị nhất có thể. Tuy nhiên, thẻ Meta Description phải khớp với nội dung trên trang.

Độ dài tuân theo con số đã quy định sẵn

Đây là một yếu tố quan trọng trong cách SEO Meta Description chuẩn. Đoạn mô tả nên dài không quá 130 – 160 ký tự thì phần mô tả của bạn sẽ đạt hiệu quả hơn. Nếu không, thẻ Meta Description của bạn sẽ bị mất hiển thị đoạn nội dung còn lại. Vì vậy hãy chắc chắn rằng bất kỳ từ khóa quan trọng nào ở gần phía trước. 

Không trùng lặp mô tả meta  

Đây cũng là một yếu tố trong cách SEO Meta Description chuẩn. Cũng như thẻ tiêu đề , mô tả phải được viết khác nhau cho mỗi trang. Google có thể loại bỏ bạn vì sao chép hàng loạt mô tả cùng cho các trang.

Lựa chọn sử dụng mô tả lôi cuốn 

Tưởng chừng nhưng không quan trọng nhưng nó có sức ảnh hưởng lớn trong cách viết SEO Meta Description chuẩn. Bằng cách sử dụng đánh dấu lượt đồ, bạn có thể thêm các yếu tố vào thẻ mô tả để tăng sức hấp dẫn của chúng.

Nêu lên điểm nổi bật đặc sắc của thương hiệu

Đây là hình thức marketing tối ưu để khẳng định lại một đặc tính riêng biệt hoặc lời cam kết thương hiệu bạn muốn xây dựng. Qua câu giới thiệu ngắn gọn, bạn có thể dễ dàng tạo ấn tượng tốt đẹp trong mắt người đọc. 

Kêu gọi hành động 

keu-goi-hanh-dong-CTA-call-to-action-viet-content

Thật tuyệt vời nếu bạn có thể thêm những lời mời như: “Xem thêm, Nhận ngay, Dùng thử miễn phí,…” vào đoạn mô tả.

Kết hợp với giọng văn tích cực bạn sẽ tạo được điểm nhấn và thu hút người dùng click chuột hơn.

>>> Xem Thêm: Call To Actions (CTAs) Là Gì? Làm sao để có một CTA Hiệu Quả

Không sử dụng dấu ngoặc kép trong thẻ meta

Google sẽ cắt bỏ phần mô tả trong dấu ngoặc kép sử dụng trong HTML của một Meta Description khi nó xuất hiện trên SERP.

Để hạn chế điều này, bạn nên loại bỏ tất cả các kí tự không phải chữ và số ra khỏi đoạn meta này.

Nếu bạn bắt buộc phải chèn dấu ngoặc kép, hãy sử dụng HTML Entity để thay thế

Tối ưu SEO Meta Description là một trong những tiêu chí cần thiết giúp ích cho Website của bạn được các công cụ tìm kiếm như Google đánh giá cao về chất lượng. Cùng với đó, khách hàng cũng được kích thích sự tò mò hơn thông qua các dòng mô tả ngắn gọn đó vì chúng cho họ biết rằng bài viết của bạn có khả năng đem lại sự hữu ích cho họ hay không.

Đừng quên nếu có bất cứ thắc mắc nào về Website hay Landing Page, liên hệ Halo Media để được tư vấn miễn phí, nhiệt tình 24/7 nhé.

Đánh giá
Theo dõi Halo Media trên Google News

Bài viết liên quan

12+ Plugin SEO WordPress tốt nhất cần phải biết 2023

Trong bài viết này, Halo Media sẽ giới thiệu đến bạn 12+ plugin SEO WordPress

Rank Math Vs Yoast SEO: So Sánh Plugin SEO Nào Tốt Nhất? 2023

Khi bạn sử dụng WordPress để thiết kế Website thì chắc chắn bạn sẽ biết

External Link Là Gì? 3 Cách Sử Dụng Để Tăng Trưởng Ranking Nhanh Nhất

Ở bài viết trước, Halo đã đem đến cho bạn những kiến thức về Internal

Internal Link Là Gì? Cẩm Nang Xây Dựng Link Nội Hiệu Quả

Internal Link hay còn được biết đến với tên gọi là Link nội bộ thường

Phân Biệt Giữa SEO Mũ Trắng Và SEO Mũ Đen, Người Làm SEO Phải Biết

SEO được chia thành hai hình thức thông dụng là SEO mũ đen và SEO

Sử Dụng Google Analytics Hiệu Quả, Bạn Đã Biết Cách Chưa? 

Đã bao giờ bạn tự hỏi rằng “Làm sao để biết ưu – nhược điểm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *