Bạn có thấy rằng những người có vẻ ngoài chỉnh chu, sang trọng thường được xem là thành công và tài năng hơn không ? Mặc dù điều đó chưa hẳn đúng nhưng con người ta nhiều khi rất phi lý trí. Hiệu ứng lan tỏa (Halo Effect) chỉ ra rằng: “Nếu bạn có ấn tượng tốt với một người thì bạn có xu hướng sẽ “nhìn” vào điểm tốt của người ấy . Khi có ấn tượng xấu thì bạn thường nỗ lực nhìn cái xấu của người khác mà không thèm để ý đến ưu điểm của họ”. Hiểu về hiệu ứng tâm lý này của con người ta có thể giải thích được nhiều hiện tượng thú vị trong kinh doanh.
Mục lục
Hiệu ứng lan tỏa (Halo Effect) là gì ?
Hiệu ứng lan toả hay còn gọi là hiệu ứng (tiếng Anh: Halo effect) hay còn gọi là hiệu ứng hào quang là một xu hướng nhận thức về những ấn tượng tích cực của một người, công ty, thương hiệu hoặc sản phẩm trong một lĩnh vực, có ảnh hưởng tích cực đến ý kiến hoặc cảm xúc của một người trong các lĩnh vực khác.Nó được coi là một loại sai lệch nhận thức và ngược lại với hiệu ứng sừng (horn effect).
Nghe cũng có vẻ có chút liên quan đến “Hào quang rực rỡ” với MC Trấn Thành đang Hot hiện này (dự kiện ra mắt Phim Hào quang rực rỡ của Đàm Vĩnh Hưng ). Đùa thôi. Halo và các bạn cùng tìm hiểu tiếp nhé.
Quá trình hoạt động của Halo effect
Các công ty tạo ra Halo effect bằng cách tận dụng các thế mạnh hiện có của họ. Với sự tập trung của các nỗ lực tiếp thị vào các sản phẩm và dịch vụ hiệu suất cao, thành công, khả năng hiển thị của công ty tăng lên và uy tín và tài sản thương hiệu tăng cường.
Khi người tiêu dùng có trải nghiệm tích cực với các sản phẩm của các thương hiệu có khả năng hiển thị cao, họ nhận thức hình thành xu hướng trung thành thương hiệu có lợi cho thương hiệu và các dịch vụ của nó. Niềm tin này mặc dù không có kinh nghiệm tích cực với các dịch vụ khác. Lý do là nếu một công ty đặc biệt giỏi một thứ, chắc chắn họ sẽ giỏi một thứ khác.
Các công ty tạo ra Halo effect bằng cách tận dụng các thế mạnh hiện có của họ.
Halo effect làm tăng lòng trung thành của thương hiệu, củng cố hình ảnh và uy tín thương hiệu và chuyển thành tài sản thương hiệu cao. Các công ty sử dụng Halo effect để thiết lập mình là người dẫn đầu trong các ngành công nghiệp của họ. Khi một sản phẩm in dấu tích cực trong tâm trí người tiêu dùng, sự thành công của sản phẩm đó ảnh hưởng vô cùng lớn đến các sản phẩm khác. Cuối cùng, các doanh nghiệp có thể giành được thị phần và tăng lợi nhuận.
Ứng dụng thực tế Halo effect tác động đến tâm lý khách hàng
Với những thương hiệu đã có tên tuổi, hiệu ứng lan tỏa (Halo effect) tạo cho bạn một lợi thế cạnh tranh rất lớn khi xâm nhập thị trường mới. Thị trường thức ăn nhanh sẽ vẫn chưa lên cơn sốt nếu chưa có bóng dáng của McDonald dù hiện tại các anh hào KFC, Lotteria, Jollibee cũng không phải loại vừa, thị trường bán lẻ từ Co-op mart, Big C, Metro, Lotte Mart, rồi E-mart sẽ vẫn tạm hiền hòa cho đến khi Wal-mart xuất hiện (hiện giờ là chưa) và thị trường cà phê cũng không ngoại lệ khi cuộc chơi bắt đầu nóng lên khi Starbucks đến Việt Nam. Hiệu ứng Halo là hệ quả của quá trình đầu tư xây dựng hình ảnh thương hiệu một cách bài bản, nghiêm túc. Đây là phần thưởng cho những doanh nghiệp có tầm nhìn và sớm nhận ra giá trị to lớn của thương hiệu.
Để tạo được hiệu ứng lan tỏa thì ấn tượng lần đầu tiên là vô cùng quan trọng. Trong marketing, thành công phi thường của Apple là môt ví dụ điển hình ? Ấn tượng đầu tiên của Apple chính là iPod. Thời kỳ đầu, họ liên tục “dội bom” công chúng với quảng cáo TV, báo và billboards chào hàng máy nghe nhạc iPod. Và kết quả rất ấn tượng. Apple chiếm 73.9% thị phần nhạc số. Thương hiệu iPod mạnh đến nỗi hầu như không ai nhớ ra thương hiệu thứ 2 sau iPod là gì. Thế những hoạt động marketing hỗ trợ cho dòng sản phẩm máy tính cá nhân của Apple là gì? Câu trả lời là : Không đáng kể. Đây chính là mấu chốt. Apple đã dồn mọi ngân sách marketing cho iPod, tạo ra hiệu ứng lan tỏa bao phủ cho mọi dòng sản phẩm khác.
Halo effect thực chất là hiệu ứng lan tỏa đến khách hàng. Một khi khách hàng ấn tượng tốt đẹp về sản phẩm đầu tiên của bạn thì họ sẽ đi theo ấn tượng đó rất lâu. Trong tâm lý của khách hàng, khi sản phẩm đầu tiên tốt thì họ sẽ cho rằng các sản phẩm sau sẽ tốt. Nếu sản phẩm sau của doanh nghiệp không tốt, ấn tượng ban đầu sẽ bù đắp cho nó.
Ngược lại, nếu khách hàng có ấn tượng không tốt về sản phẩm của doanh nghiệp, nó sẽ kéo dài trong tâm lý khách hàng. Điều này, gây khó khăn vô cùng lớn cho doanh nghiệp.
Tổng kết hiệu ứng lan toả Halo effect
Với thông tin về “ Halo effect là gì”, chắc bạn đã hiểu thêm về hiệu ứng tâm lý tác động đến khách hàng của bạn. Có 3 ý chính bạn cần quan tâm đến là:
- Các công ty theo đuổi Halo effect bởi vì nó thiết lập cả lòng trung thành thương hiệu và khách hàng trung thành, lặp lại.
- Các công ty sử dụng Halo effect để thiết lập mình là người dẫn đầu trong các ngành công nghiệp của họ.
- Sự đối nghịch của Halo effect được gọi là hiệu ứng sừng, đó là khi một công ty phát hành một sản phẩm tồi tệ phá hủy lòng trung thành và nhận thức thị trường tích cực.
Tùy theo định hướng kinh doanh, bạn nên cẩn thận trong việc tung sản phẩm đầu tay ra mắt. HALO MEDIA chúc bạn thành công khi áp dụng hiệu ứng này trong quá trình xây dựng thương hiệu.
Bài Tổng hợp từ nhiều nguồn trong đó có Wiki:
https://vi.wikipedia.org/wiki/Hi%E1%BB%87u_%E1%BB%A9ng_h%C3%A0o_quang
Bài viết liên quan
Marketing Là Gì? Các Loại Hình Marketing Phổ Biến Hiện Nay
Trong thế giới kinh doanh ngày nay, khái niệm “Marketing” đã trở thành một yếu
Th5
Phễu Marketing Là Gì? Các Bước Xây Dựng Phễu Marketing Hiệu Quả
Trong thế giới kinh doanh ngày nay, việc hiểu rõ về phễu Marketing và cách
Th5
Mô Hình AIDA Là Gì? Ứng Dụng Thực Tế AIDA Trong Marketing
Bạn có bao giờ tò mò về cách các chiến dịch quảng cáo và tiếp
Th5
Cách Phân Biệt Content Angle Và Content Pillar
Khi xây dựng chiến lược nội dung, hai khái niệm quan trọng mà các nhà
Th5
Content Pillar – 6 Bước Xây Dựng Content Pillar Chất Lượng
Trong thế giới kỹ thuật số ngày nay, việc tạo ra nội dung chất lượng
Th5
Content Angle: Bí Quyết Tạo Nội Dung Hấp Dẫn Và Độc Đáo
Bạn đã bao giờ tự hỏi về cách tạo ra nội dung độc đáo và
Th5