Ở bài viết trước, Halo đã đem đến cho bạn những kiến thức về Internal Link. Nếu như Internal Link là link nội được dẫn từ chính website của doanh nghiệp mình. Vậy Link ngoại External Link Là Gì? Các cách sử dụng nào để tăng trưởng ranking nhanh nhất? Cùng tham khảo chi tiết trong bài viết dưới đây nhé.
Mục lục
External link là gì?
External Link (hay Outbound Link) là những liên kết trên website của bạn trỏ đến những trang web khác trên Internet. Cùng với internal link, external link là một trong những yếu tố rất quan trọng góp phần giúp công cụ tìm kiếm hiểu được lĩnh vực mà bạn đang làm và tăng chất lượng trang web trong SEO blog của bạn.
Có hai loại External Link thông dụng là:
- Liên kết từ ngoài tỏ về website chính (Backlink)
- Liên kết từ website của bạn đến website khác (Outlink)
Tuy mỗi loại đều có điểm mạnh riêng biệt nhưng Backlink thường được SEO-ers đánh giá cao hơn vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến thứ hạng của website trong các công cụ tìm kiếm.
Mặc dù vậy vẫn không thể phủ nhận Outlink nắm giữ một vai trò quan trọng. Nếu không quản lý tốt các liên kết bị out ra khỏi website thì thứ hạng tìm kiếm của website sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng vì bị đánh giá là liên kết với các website spam không chất lượng.
Một sai lầm thường mắc phải bởi các quản trị viên website là suy nghĩ “sử dụng external link đồng nghĩa với để khách hàng tự rời bỏ mình” hay “sử dụng external link dễ bị Google cảnh cáo vì web trỏ đến không đạt chất lượng”…
Nhưng trên thực tế, sử dụng external link là một trong các cách hữu dụng để làm mới mẻ, sinh động thông tin cho website của chúng ta. Một số khái niệm thông dụng hoặc từ khóa mà website chúng ta chưa triển khai bài viết, bạn có thể gắn external link đến một website có mức độ uy tín cao đã giải thích chi tiết về từ khóa đó như wikipedia,…
Bạn đã từng nghe đến Internal Link chứ? Hãy thử tìm hiểu External Link và Internal Link có gì khác nhau trong bài viết dưới đây nhé.
>>> Xem thêm: Internal Link Là Gì? Cẩm Nang Xây Dựng Link Nội Hiệu Quả
Tầm quan trọng của External Link trong SEO
Cung cấp thông tin hữu ích cho người dùng
Như đã đề cập, đặt External Link đến các trang web uy tín, chất lượng cung cấp chi tiết về những nội dung mà website bạn còn thiếu sẽ làm dồi dào kiến thức cho người dùng. Bên cạnh đó cũng hỗ trợ cho bài viết của bạn được củng cố đầy đủ hơn. External Link không phải tạo cơ hội cho khách hàng rời bỏ mình mà giúp tăng tính trải nghiệm của người dùng khi đến với website của bạn.
Xây dựng uy tín trong mắt người dùng
Bên cạnh bổ sung chi tiết cho nội dung trong website của bạn thì External Link còn giúp doanh nghiệp bạn cải thiện lòng tin trong mắt khách hàng. Người dùng sẽ đánh giá cao các website cung cấp nội dung có chiều sâu, vì thế nếu bạn làm tốt điều này thì khách hàng sẽ cảm thấy hài lòng và quay lại với website của bạn.
Cải thiện thứ hạng tìm kiếm
Trải nghiệm người dùng là tiêu chí hàng đầu mà Google có thể xếp hạng cho website của bạn. Khi người dùng cảm thấy hài lòng với website của bạn, họ ở lại trang bạn lâu hơn, tỷ lệ chuyển đổi cao hơn, tỷ lệ thoát trang giảm thì Google sẽ đánh giá cao chất lượng trang web của bạn. Sử dụng External Link đáng tin cậy và phù hợp với nội dung bạn muốn truyền tải sẽ tác động trực tiếp đến trải nghiệm khách hàng và gián tiếp giúp cải thiện thứ hạng tìm kiếm.
Nhược điểm của External Link
Bên cạnh ưu điểm vượt trội thì External Link cũng tồn tại một số nhược điểm:
- Mức độ uy tín của website bạn sẽ bị tác động bởi các đường link mà bạn dẫn vào, do đó phải lựa chọn các trang có chất lượng cao để tránh đường hợp link xấu gây mất thiện cảm cho khách hàng và bị Google cảnh cáo.
- Phải dẫn link có liên quan đến nội dung của website bạn nếu không bạn có thể bị Google phạt cho rớt thứ hạng tìm kiếm.
- Ngoại trừ External Link chất lượng thì chính bài viết của bạn cũng phải chất lượng để giữ chân người đọc bởi khách hàng click vào link ngoại có khả năng ít quay lại trang của bạn.
3 cách sử dụng External Link để thăng hạng tìm kiếm
Khi đặt External Link, bạn cần chú ý 2 đặc điểm cơ bản sau đây:
- Trỏ đến website có nội dung liên quan với chủ đề của website bạn và yêu cầu mức độ uy tín, chất lượng.
- Đặt thẻ rel = “nofollow” khi cần
Thẻ rel là một dạng thuộc tính dùng để quy định tính chất của các URL. 2 loại thuộc tính rel chính thức là rel=”nofollow” và rel=”dofollow” để khai báo với bot của công cụ tìm kiếm.
Công cụ tìm kiếm sẽ tự mặc định là thẻ rel = “dofollow” và truy cập URL đó để thu thập dữ liệu khi bạn chèn External Link mà không có sự tác động gì. Và ngược lại, công cụ tìm kiếm sẽ bỏ qua liên kết nếu bạn đặt thẻ rel=”nofollow” vào liên kết. Chính điều này sẽ góp phần an toàn cho website của bạn trong trường hợp External Link mà bạn liên kết gặp vấn đề trục trặc hoặc bị phạt.
Cách đặt thẻ rel external link nofollow:
“<a href=”https://www.external-domain.com/” rel=”nofollow” >Link Anchor Text</a>”
Tham khảo thêm plugin tự động chèn thẻ rel = “nofollow” và rel=”dofollow” ngoài cách chèn trực tiếp vào source code.
Lưu ý khi quản lý external link cho website
Outbound Link được hình thành từ những bình luận của khách hàng truy cập
Bạn sẽ tăng tính tương tác với khách hàng nếu thiết kế thêm phần bình luận, cho phép khách hàng để lại suy nghĩ của mình ở cuối mỗi trang web. Nhưng cũng hãy lưu ý rằng nhiều người dùng sẽ lạm dụng website của bạn như nơi miễn phí cho họ thả link với nhiều mục đích khác nhau như tăng traffic cho web của họ hoặc quảng cáo… Điều này vô tình khiến website của bạn bị Google đánh giá là spam vì liên kết đến các URL kém chất lượng.
Để giải quyết tình trạng này thì bạn nên kiểm duyệt các đường link trong comment để đảm bảo không phải link spam trước khi cho phép đăng tải bình luận.
Trường hợp website của bạn có nhiều external link tốn nhiều thời gian cho kiểm duyệt thì hãy thêm thuộc tính rel=”nofollow” để không bị truyền sức mạnh đến các website đó.
Outbound Link từ quảng cáo trả phí
Một nguồn thu nhập khác cho website đến từ việc cho thuê quảng cáo. Các quảng cáo trả phí này thường sẽ gắn với link đến trang của nhà quảng cáo. Điều này có thể gây ra nhiều khó chịu trong trải nghiệm cho người dùng bởi nhiều quảng cáo mà họ không có nhu cầu. Thay vì dẫn thẳng đến link quảng cáo thì bạn có thể hỏi người dùng, gợi ý bỏ qua hoặc click vào để thể hiện sự tôn trọng ý kiến của khách hàng.
Cách xóa External link trong website
Để xóa External Link trong website bạn chỉ cần:
Bước 1: Đăng nhập trình duyệt quản trị của trang web chính
Bước 2: Di chuyển đến trình quản trị của trang web có chứa Link ngoại cần xoa
Bước 3: Trỏ chuột đến Anchor Text có chứa link và bôi đen anchor text đó
Bước 4: Nhấn vào biểu tượng “mắt khóa liên kết” trên thanh ngang công cụ để xóa hoặc có thể xóa trực tiếp trong source code.
Halo hy vọng đã đem đến cho bạn một bài viết hữu ich về External Link. Đừng quên nếu có bất kỳ thắc mắc vào về dịch vụ thiết kế website và landing page, liên hệ ngay Halo Media – Công Ty Thiết Kế Website Uy Tín & Digital Marketing để được tư vấn nhiệt tình, miễn phí 24/7 nhé.
>>> Xem Thêm: Anchor Text Là Gì? Các Loại Anchor Text Cho Quá Trình SEO Hiệu Quả
Bài viết liên quan
E-E-A-T Là Gì? Cách Áp Dụng EEAT Tăng Thứ Hạng SEO
Trong lĩnh vực SEO, E-E-A-T là một khái niệm quan trọng và đang ngày càng
Th5
30 Cách Viết Tiêu Đề Hấp Dẫn Thu Hút Traffic
Viết tiêu đề hấp dẫn là yếu tố quan trọng đầu tiên khi thu hút
Th5
Topic Cluster Là Gì? Cách Triển Khai Topic Cluster Hiệu Quả
Trong thế giới kỹ thuật số ngày nay, việc tối ưu hóa nội dung (SEO)
Th5
Sapo Là Gì? Bí Quyết Viết Đoạn Sapo Hấp Dẫn Trong Bài Viết
Bạn có bao giờ tự hỏi vì sao một tóm tắt ngắn gọn lại quan
Th5
12+ Plugin SEO WordPress tốt nhất cần phải biết 2023
Trong bài viết này, Halo Media sẽ giới thiệu đến bạn 12+ plugin SEO WordPress
Th8
Rank Math Vs Yoast SEO: So Sánh Plugin SEO Nào Tốt Nhất? 2023
Khi bạn sử dụng WordPress để thiết kế Website thì chắc chắn bạn sẽ biết
Th8